Quy cách in nhãn bao bì tại Kiến An Phát
Kích thước tem nhãn
Thường thì mẫu mà và kích thước của tem nhãn sẽ được quyết định bởi các doanh nghiệp, khách hàng sẽ dựa vào kích thước của sản phẩm để đưa ra quyết định là nên in nhãn bao bì có kích thước như thế nào để có được sự phù hợp nhất, nhằm mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Để có thẻ phù hợp với nhiều thiết bị hàng hóa khác nhau thì kích thước của tem nhãn các loại cũng trở nên linh hoạt hơn, một phần là nhờ có dịch vụ bến tem nhãn sau khi in ấn.
Chất liệu in ấn
Nếu như chỉ có 1 – 2 chất liệu in decal thì không nói làm gì, nhưng hiện tại chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau, có decal trong, decal sữa, decal vải, decal thiếc, decal chống thấm, decal nhựa,… Tùy và mục đích, môi trường sử dụng cũng như chất liệu của sản phẩm để có thể chọn chất liệu in ấn decal phù hợp.
Giấy decal để in tem nhãn dán sản phẩm bao gồm 3 thành phần chính:
- Lớp keo (thường là acrylic) được phủ lên mặt đáy của lớp mặt và thường dính chặt vào lớp mặt.
- Lớp ngăn cách dính, có thể bằng silicon hoặc PE-silicon, được phủ lên mặt trên của lớp đế để ngăn cách lớp đế khỏi dính.
- Lớp đế tem decal có thể là giấy Kraft hay Glassine, nhằm bảo vệ lớp keo khi chưa sử dụng.
Số lượng in ấn
Chắc chắn rồi, phải biết cần in số lượng bao nhiêu, in bao nhiều bản để còn in chứ, không những là biết số lượng để in mà còn biết số lượng để chọn phương pháp in phù hợp. In nhiều sẽ áp dụng phương pháp in khác với in số lượng ít. Tuy nhiên có một quy tắc cơ bản mà có lẽ ai cũng nên nhớ đó là trong in ấn tem nhãn decal, in càng nhiều thì sẽ càng tiết kiệm nhiều, giá thành trên từng đơn vị sẽ càng giảm.